1. Thay thế Bugi định kì:

Việc thay Bugi tưởng chừng như đưn giản và hiển nhiên nhưng thực tế nhiều khách hàng ko để ý hoặc có những hiểu nhầm. Vậy bài viết này sẽ viết chi tiết một chút để bổ sung kiến thức cho người chưa biết.

– Việc thay Bugi nên thực hiện định kì chứ ko nên đợi nó hỏng hoặc cụt!!!, vì sao? Trong quá trình làm việc, tia lửa do bugi tạo ra sẽ yếu dần và khi quá tuổi thọ sẽ ko còn đảm bảo nữa. Mặc dù nhìn bằng mắt thường sẽ rất khó phân biệt nhưng thực tế hiệu suất xe sẽ giảm gây yếu xe, tốn xăng… Khuyến cáo thay bugi định kì 8.000 đến 10.000km để đảm bảo nhất.

– Chỉ thay Bugi đúng mã theo khuyến cáo của nhà sản xuất (có thể sử dụng bugi khác trong 1 số trường hợp đặc biệt nhưng phải tìm hiểu kĩ). Theo sách của Honda, Winner có thể sử dụng một trong 2 loại bugi sau: MR9C-9N của NGK hoặc U27EPR-N9 của DENSO.

– Việc lắp đặt Bugi tưởng chừng đơn giản mà ko hề giản đơn nếu ko cân lực. Nhẹ quá thì lỏng, chặt quá có thể gãy Bugi. HÃY CÂN LỰC KHI LẮP BUGI (TIÊU CHUẨN 16N.m)

– Bugi khi xiết vào đầu bò là điểm có nhiệt độ cao, lâu ngày làm ren bị chặt, rất khó tháo bugi ra (đồng thời bugi Winner khá khó thao tác do nằm sâu trong đầu bò). Nếu điều kiện cho phép hãy bôi 1 chút mỡ đồng (Copper anti seize) giúp tháo lắp mượt mà. Nếu ko có mỡ đồng thì đến ngay Pit In để được trải nghiệm.

2. Thay lọc gió định kì

– Lọc gió giống như cái khẩu trang giúp lọc bụi, tránh để bụi vào sâu trong máy. Khác với lọc của xe đời cũ (như Wave Dream) là dạng tẩm dầu, lọc Winner dạng màng giấy và được hãng khuyến cáo thay thế định kì chứ không vệ sinh hay tẩy rửa.

– Nếu để quá lâu, lọc sẽ bị tắc dẫn đến thiếu khí vào trong máy, gây yếu và giảm hiệu suất động cơ.

– Chi chí thay lọc chính hãng khá rẻ. Giá tham khảo là 80-100.000đ lọc chính hãng.

3. Vệ sinh họng ga kim phun

Lâu lắm mới có thời gian viết tiếp chuyên mục bảo dưỡng Winner. Chủ đề hôm nay sẽ là vệ sinh họng ga.

– Khác với xe cơ, nguyên lý hoạt động của hệ thống phun xăng điện tử cho thấy tính ưu việt gần như là hoàn toàn. Tuy nhiên hiện đại thì thường “hại điện”. Nguyên phần họng ga đã khá phức tạp, gồm bộ 3 cảm biến (TPS, IAT, MAP), bộ Garenty chỉnh điện (IACV) và kim phun điện tử. Và để xe hoạt động tốt thì các bộ phận này cần được vệ sinh sạch sẽ, bảo dưỡng thường xuyên tránh hiện tượng tín hiệu đưa về không chính xác.

– Đơn cử như việc Garenty của Winner bị sai (thấp quá hoặc cao quá) cũng đã có vô cùng nhiều trường hợp khác cùng, cùng với đó là những pha xử lý “đi vào lòng đất” của những thợ không hiểu nguyên lý của hệ thống Fi. Nào thì tìm cách bịt lại lỗ gió của van IACV khi tua bị cao quá, nào thì vặn ốc làm kênh đồng xu của họng ga khi tua quá thấp…. Chốt lại một điểm hệ thống Fi có nguyên lý làm việc khác xăng cơ nên không hiểu bản chất thì không thể làm đúng được!

– Sau một thời gian sử dụng, sẽ có ít nhiều bụi bẩn (mặc dù có lọc nhưng không phải hoàn toàn) bám vào bên trong họng ga, một phần hòa khí từ buồng đốt cũng trào ngược lên. Dẫn đến bẩn họng ga, kim phun và các cảm biến dẫn đến hoạt động không còn chính xác và trơn chu như ban đầu.

– Trong một số trường hợp đặc biệt, hệ thống Fi hoạt động sai dẫn đến mất ổn định Garenty, có thể gây hao xăng, ảnh hưởng đếm cảm giác vận hành xe, gây khó chịu.

>>> Việc vệ sinh họng ga sẽ làm cho garenty chính xác và ổn định hơn, đặc biệt cảm giác vận hành xe cũng mượt mà hơn rất nhiều. Khách hàng có thể cảm nhận gần như là lập tức.

– Chu kì vệ sinh họng ga khoảng 15.000 đến 20.000km tùy điều kiện và môi trường vận hành. Chi phí dao động từ 200k-300k tùy tình trạng và cấp độ bảo dưỡng.

Tác giả: Mr Đạt